Xin xăm là gì? Một số ý kiến đồng tình với việc cấm lên đồng, xem bói, xin ấn,… việc đó có thất ựu xấu? Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Xin xâm là gì?

Xin xăm (xin xâm) là một phong tục truyền thống trong dịp đầu năm mới của người Việt. Trong dịp Tết Nguyên Đán, mọi người thường sẽ đến chùa, miếu để lễ Thần, Phật cầu mong một năm bình an cho bản thân và gia đình, sau đó xin xâm và gieo quẻ đầu năm để biết những vận hạn của mình xem năm đó tốt, xấu ra sao để biết cách phòng tránh. Vậy xin xâm là gì?
Xin xâm (hay xin xăm) vốn trước kia chỉ là một trò chơi may rủi trong dịp Tết, nhằm đem đến những phút giây giải trí cho con người. Nhưng trong tín ngưỡng của người Việt hiện nay, xin xâm được coi là một hoạt động tâm linh, giúp con người kết nối với các bậc siêu nhiên, lắng nghe Thần ý. Xâm có hai loại là xâm thường (hay Tướng Quân Linh Sám) và xâm thuốc (hay Tả Tướng Quân Hoàng Tiên Lương Phương).Xâm thường: Được gọi là Tướng Quân Linh Sám.
Xem thêm NGHE LỜI THẦY BÓI, QUAN TRUNG QUỐC VỠ MỘNG ‘PHÓ THỦ TƯỚNG’
Các loại xin xăm phổ biến
Xin xăm quan thánh
Xin xăm quan thánh chính là quẻ lộc Thánh trong 100 quẻ xăm. Việc xin xăm Quan Thánh linh nhất vào ngày mùng 1 đầu tháng, ngày Rằm và mùng 10 Tết âm Lịch, chỉ nên xin 1 lần/ngày. Ngoài ra, trước khi xin xăm thì gia chủ nên tĩnh tâm, tay chân sạch sẽ, trang phục chỉnh tề thì khấn xin thì quẻ mới ứng nghiệm.Xin xăm quan âm
Gieo quẻ Quan âm là phương pháp gieo quẻ xin lộc thánh, giúp xóa bỏ nỗi lo âu vì những chuyện xảy ra trong tương lai. Mọi người thường tới chùa vào những ngày tết âm lịch, rằm tháng giêng để xin xăm xem phụ ý của Phật chỉ đường dẫn lối thế nào. Xăm chia ra các dạng quẻ Thượng Thượng, Thượng Kiết, Trung Bình, Hạ và Hạ Hạ.
Xin xăm Quan âm Bồ tát

Tục Xin Xăm Quán Thế Âm Bồ Tát được hình thành từ xa xưa ở các ngôi chùa thờ Quan Thế m. Người xin xăm phải tịnh tâm, trang phục chỉnh tề, chắp tay thành kính và thành tâm khấn vái điều mình đang mong cầu rồi xin xăm thì quẻ xăm mới chính xác và lưu ý là một người chỉ được xin xăm 1 lần/ngày.
Xem thêm Xem chỉ tay nữ – Bói chỉ tay đoán vận mệnh cuộc đời
Gieo quẻ khổng minh
Xin xăm là gì? Trước khi gieo quẻ Khổng Minh, phải tĩnh tâm, phải thành tâm khấn vái, ăn ở hiền lành thì quẻ mới linh ứng. Mỗi quẻ Khổng Minh đều ẩn chứa sự huyền diệu, giúp bạn cầu tài, công danh, sức khỏe,… Chúng ta nên làm việc thiện, tích đức cùng với lòng thành tâm xin xăm thì mọi việc sẽ được tốt lành, vạn sự sẽ được viên mãn.
Gieo quẻ khổng minh là một phương pháp gieo quẻ bằng xúc xắc, đồng xu để đoán biết vận mệnh tương lai. Một bộ sẽ có 384 quẻ, mỗi quẻ mang những ý nghĩa khác nhau ẩn chứa sau những câu thơ đầy thâm thúy.
Gieo quẻ đầu năm là gì?
Tương tự với xin xâm, đi lễ chùa và xin quẻ (hay gieo quẻ) đầu năm cũng là một hoạt động thú hút sự tham gia của nhiều tầng lớp, nhiều lứa tuổi trong dịp đầu năm mới. Theo tục lệ cũ, với những người đi chùa sau khi dâng lễ họ sẽ chọn lấy một quẻ thẻ. Quẻ thẻ này trước đây thường làm bằng tre, trên quẻ thẻ có ghi số hiệu hoặc ghi một câu bằng tiếng Hán rất ngắn gọn để khái quát về cuộc đời cũng như những vận hạn của người rút quẻ trong năm đó.
Hiện nay các chùa thường thay thẻ tre bằng các thẻ giấy và chữ quốc ngữ để người xin quẻ có thể đọc hiểu và tự phân tích, không cần nhờ đến các thầy đồ luận giải quẻ của mình. Tại một số ngôi chùa, việc xin quẻ đầu năm được tổ chức hoàn toàn miễn phí cho người đi lễ, nội dung thường tập trung vào vận hạn trong năm để cảnh báo cho người xin quẻ.
Xem thêm Tổng hợp cách xem bói sim điện thoại mới nhất hiện nay
Nguồn gốc xin xăm

Xin xăm xuất phát từ Đạo giáo. Đạo giáo quan niệm thần linh giáng xuống qua nhiều hình thức: xin xăm, cho thuốc, bà đồng, cơ bút … và với một số chùa, miếu của người Hoa nếu không có xin xăm thì không còn là chùa.
(Nhà nghiên cứu Lê Anh Minh)
Xin xăm bắt nguồn từ Trung Quốc. Các chùa làng có thờ Quan Thánh Đế Quân thường có đi đôi với việc xin xăm. Người xin xăm trước hết đến lạy Phật rồi sang bàn thờ Quan Thánh khấn nguyện xin một quẻ xăm, rồi họ lắc ống xăm có 100 thẻ đẩy một thẻ rớt ra, sau đó họ cầm quẻ xăm đến nhờ thầy trụ trì giải đáp giùm vận mạng của mình.
(Theo Thượng tọa Thích Nguyên Tạng)
Xin xăm là gì? Không nên cấm xin xăm bởi nó đã là tập tục. Người dân đến viếng chùa xin một quẻ xăm như trắc nghiệm niềm tin của họ, mình lại không cho?
Qua bài viết trên Tuvionline.vn đã cung cấp các thông tin về xin xăm là gì? Các loại xin xăm phổ biến?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích vơi các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – Tổng hợp
Tham khảo ( ngaydep.com, hoatieu.vn, … )