Rằm tháng giêng là gì? Ngoài ngày Tết Nguyên đán thì rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu được xem là một dịp lễ rất quan trọng trong năm. Vậy rằm tháng giêng là gì? Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé
Rằm tháng giêng là gì?

Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, Tết Thượng Nguyên và đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới theo lịch Âm của người Việt Nam. Tết Nguyên Tiêu thường được bắt đầu từ đêm 14 (đêm trước trăng rằm) cho đến hết ngày 15 (đêm trăng rằm) của tháng Giêng theo Âm lịch. Năm 2022 này, rằm tháng Giêng rơi vào thứ Ba, ngày 15 tháng 2 Dương lịch.
Ý nghĩa của rằm tháng Giêng
Người Việt xưa có câu “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”, câu nói này cho thấy từ xa xưa, các cụ đã coi ngày rằm tháng Giêng là một trong những ngày lễ rất quan trọng của năm mới. Vào ngày Tết Nguyên Tiêu, cho dù có bận rộn như thế nào thì các gia đình cũng thường chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng để dâng lên thần linh và tổ tiên nhằm bày tỏ tấm lòng biết ơn thành kính, cầu mong một năm mới thật nhiều may mắn và thuận lợi.
Mâm lễ cúng rằm tháng Giêng gồm những gì?
Rằm tháng Giêng nên cúng chay hay mặn? Thực tế, mâm cơm cúng rằm tháng Giêng có thể là mâm lễ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn truyền thống đặc trưng vào ngày Tết. Mâm lễ cúng ngày rằm tháng Giêng tươm tất nhất thường bao gồm 10 món đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt theo tỷ lệ là 4 bát và 6 đĩa. Trong đó, 4 bát có thể là bát canh măng, canh miến, canh mọc hoặc canh bóng…
Với 6 đĩa thì có thể bao gồm các món như thịt lợn luộc/chiên, thịt gà, nem, chả, giò, các món xào, dưa hành muối, xôi, bánh chưng và cuối cùng là thêm một bát nước chấm. Thông thường, một mâm lễ cúng rằm tháng Giêng thường sẽ không thể thiếu các món ăn quan trọng sau:
- Bánh chưng (miền Bắc) hoặc bánh tét (miền Nam).
- Xôi gấc.
- Gà luộc.
- Chè trôi nước.
- Chân giò bó luộc.
- Các món đậu.
- Mâm trái cây ngũ quả.
Tuy nhiên, các gia đình cũng có thể chuẩn bị mâm lễ cúng ngày rằm tháng Giêng nhỏ và đơn giản tùy theo điều kiện của mỗi gia đình, không nên lãng phí, chủ yếu là bạn tỏ lòng biết ơn và thành tâm với tổ tiên là được. Ngoài mâm cơm, bạn cũng cần chuẩn bị bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng, văn khấn Tết Nguyên Tiêu để lễ cúng được chỉn chu nhất nhé.
Cách cúng rằm tháng Giêng

Vào dịp lễ ngày 14 và 15 rằm tháng Giêng, người dân sẽ bắt đầu lên chùa lễ Phật, làm việc thiện, phóng sinh, thả đèn hoa đăng, dọn dẹp bàn thờ và làm lễ cúng gia tiên,… để cầu mong bình an, gia tăng phúc thọ.
Để cúng rằm tháng Giêng, bạn cần chuẩn bị 1 mâm cỗ cúng Phật, 1 mâm cỗ cúng gia tiên và tiến hành dọn dẹp bàn thờ cẩn thận, không làm đổ vỡ. Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Phật và cúng gia tiên như sau:
Xem thêm Kiêng gì trong ngày mùng 1 Tết để tránh xui xẻo cả năm?
Mâm cỗ cúng Phật
Rằm tháng giêng là gì? Một mâm cỗ cúng Phật đầy đủ thường sẽ gồm: hoa quả, chè xôi, các món đậu, món canh, món xào. Ngày nay, người dân có thể thêm vào mâm cỗ cúng Phật món chè trôi nước với mong ước cả năm trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy. Đặc biệt, mâm cỗ cúng Phật phải có đủ màu sắc, tượng trưng cho Ngũ hành.
Điều đặc biệt ở mâm cỗ cúng Phật là phải có đủ màu sắc tượng trưng cho ngũ hành.
Mâm cỗ cúng gia Tiên
Bên cạnh mâm cỗ cúng Phật, thì các gia đình còn chuẩn bị thêm mâm cỗ cúng gia tiên. Những mâm cỗ cúng gia tiên vào ngày rằm tháng Giêng thường là đồ mặn, gồm 4 bát và 6 dĩa (có thể nhiều hơn).
- 4 bát sẽ gồm: ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc.
- 6 dĩa gồm: thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.
Ngoài ra, theo phong tục truyền thống, người dân Việt thường chọn giờ cúng rằm tháng Giêng vào buổi trưa, từ 10 giờ trở đi. Tuy nhiên, hiện nay, do công việc bận rộn nên nhiều gia đình sẽ dời giờ cúng vào buổi tối. Thực tế, dù có cúng buổi nào, hay mâm cúng nhiều ít thì tấm lòng thành tâm là yếu tố quan trọng nhất, giúp tâm nguyện được chứng giám.
Một số lưu ý khi cúng rằm tháng Giêng

Rằm tháng giêng là gì? Rằm tháng Giêng là dịp rằm lớn nhất trong năm, do đó, khi chuẩn bị mâm cúng, bạn nên lưu ý kỹ lưỡng, không để sai sót. Lưu ý không cúng rằm tháng Giêng bằng trái cây giả, hoa giả, đầu lợn, món chay giả mặn.
Ngoài ra, trong ngày rằm tháng Giêng, người dân còn kiêng kỵ một số điều sau:
- Để thùng gạo cạn đáy: Người xưa quan niệm rằng đầu năm mà thùng gạo trong nhà cạn đáy thì quanh năm sẽ đói kém.
- Kiêng câu cá: Dân gian có quan niệm rằng nếu câu cá vào ngày trăng tròn sẽ dễ mang đến vận đen xui rủi.
- Kiêng nói tục, chửi bậy: Nếu ngày rằm mà nói tục, chửi bậy sẽ mang đến nhiều thị phi.
Qua bài viết trên Tuvionline.vn đã cung cấp các thông tin về rằm tháng giêng là gì? Ý nghĩa của rằm tháng Giêng. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích vơi các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – Tổng hợp
Tham khảo ( vi.wikipedia.org, lichvansu.wap.vn, … )