Phong tục là gì? Phong tục là thói quen sinh hoạt và cách sống lâu ngày đã ăn sâu vào đời sống xã hội. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Phong tục là gì?

Phong tục trở thành tập quán xã hội tương đối bền vững, phản ánh tính thống nhất của cộng đồng và những đặc trưng của cộng đồng, do đó, phong tục có thể là của một dân tộc, một địa phương, một tầng lớp xã hội, cũng có thể là phong tục của một dòng họ, một gia tộc.
Phong tục không có tính pháp lí chặt chẽ như pháp luật của Nhà nước, cũng không có tính cố định, bắt buộc cao như nghỉ lễ và nghí thức nhưng nó cũng không tuỳ tiện, nhất thời như những hoạt động sống thường ngày. Phong tục được tồn tại theo sự truyền miệng qua các thế hệ hoặc được chế định thành luật tục, hương ước và được tuân thủ bởi chính sức mạnh của các công cụ đó, bởi dư luận xã hội, nhưng chủ yếu phong tục được lưu truyền và tồn tại qua thói quen và ý thức tự giác thực hiện của con người, đôi khi việc hành động theo phong tục cũng được tuân thủ rất nghiêm ngặt, đặc biệt là những phong tục liên quan đến sinh hoạt tinh thần, tâm linh của con người.
Vai trò của phong tục, tập quán trong đời sống xã hội
Phong tục mang lại nhiều ý nghĩa đối với đời sống xã hội và đối với chế độ quản lý của Nhà nước:
– Phong tục làm cho sắc thái văn hóa trở nên đa dạng, phong tục giúp chúng ta phân biệt được cộng đồng này, dân tộc này, nước này khác với cộng đồng khác, dân tộc khác, nước khác. Sống đúng với phong tục của nước mình, dân tộc mình mới là sống đúng với truyền thống.
– Phong tục là một trong những “thiết chế” tự sinh nhằm giúp cho hệ thống những người có cùng phong tục hình thành nên cùng một thói quen, một lối sống được xem là nền nếp, đạo đức, văn minh, tiến bộ. Phong tục được hình thành từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên sự duy trì về những giá trị tốt đẹp, để những thói quen tốt được không bị mai mọt mà được lưu giữ và phát triển ngàn năm.
Một vài phong tục đặc sắc của người Việt Nam

Thứ nhất: Phong tục thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên ông bà, cha mẹ là một việc không thể thiêu trong phong tục của người Việt nam. Việc này xuất phát từ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của con cháu đối với những người đã có công sinh thành, dưỡng dục. Tùy theo hoàn cảnh gia đình, tính chất và quy mô của các lễ, đồ lễ thường có trầu cau, rượu, hoa quả, xôi chè, oản chuối, vàng hương và nước lạnh, cỗ mặn.
Người Việt Nam luôn luôn tin tưởng ở sự phù hộ của tổ tiên, ông bà. Để thể hiện sự thành kính của con cháu với tổ tiên, người Việt Nam còn có truyền thống xây dựng và bảo vệ gia phả của dòng họ mình như một báu vật.
Xem thêm Tổng hợp vật phẩm phong thủy cho người mệnh thổ hiện nay
Thứ hai: Phong tục tín ngưỡng tại các đền phủ
Phong tục là gì? Trong phong tục của người Việt các đình, đền, miếu, phủ thường thờ phụng thần linh, thành hoàng, thánh mẫu. Các nơi thờ tự này là biểu hiện một tập tục văn hóa truyền thống thể hiện sự kính trọng nhớ ơn các vị tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc lịch sử.
Một ví dụ điển hình cho phong tục tín ngưỡng này chính là thờ đức thánh Trần: Đền Kiếp Bạc ở làng Vạn Yên, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương là nơi thờ Trần Hưng Đạo, hay còn gọi là đức Thánh Trần. Trần Hưng Đạo là danh tướng xuất sắc của nước ta suốt hai ngàn năm nay. Ông đã để lại nhiều chiến công hiển hách và được phong tước Vương nên gọi là Hưng Đạo Vương.
Thứ ba: Phong tục làm bánh su sê hay bánh phu thê trong lễ cưới hỏi
Bánh su sê làm bằng bột đường trắng, dừa, đậu xanh và các thứ hương ngũ vị, nặn hình tròn, bọc bằng hai khuôn hình vuông úp lại với nhau vừa khít, khuôn làm bằng lá dừa, lá cau hoặc lá dứa, vỏ để nguyên không luộc để giữ màu xanh thắm.
Sở dĩ gọi là bánh phu thê vì đó là biểu tượng của đôi vợ chồng phận đẹp duyên ưa: vuông tròn, trong trắng, mềm dẻo, ngọt ngào, thơm tho, xanh thắm, đồng thời cũng là biểu tượng của đất trời (trời tròn đất vuông) có âm dương ngũ hành: ruột trắng, nhân vàng, hai vỏ xanh úp lại buộc lại bằng một sợi dây hồng.
Nguyên tắc áp dụng phong tục, tập quán

Ngoài Điều 5 Bộ luật Dân sự 2015 ghi nhận nguyên tắc, có nhiều điều khoản khác khẳng định vai trò của tập quán:
Thứ nhất, áp dụng tập quán điều chỉnh quan hệ nhân thân. Trong số những quyền nhân thân được BLDS ghi nhận, bảo vệ thì quyền xác định họ, tên và quyền dân tộc là quyền có sự tham gia điều chỉnh của tập quán pháp, thể hiện tại khoản 2 Điều 26, khoản 1 Điều 28 BLDS.
Phong tục là gì? Thứ hai, áp dụng tập quán trong vấn đề xác lập quyền sở hữu chung, hình thành, quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung của cộng đồng, quy định tại Điều 208, Điều 211 BLDS.
Thứ ba, áp dụng tập quán trong một số vấn đề liên quan đến giao dịch dân sự như: Giải thích giao dịch dân sự ; hình thức giao dịch hụi ,họ, biêu, phường ; giao dịch thuê tài sản quy định tại khoản 1 Điều 121, khoản 3 Điều 404, khoản 1 Điều 471, khoản 1 Điều 477, khoản 1 Điều 481 BLDS.
Qua bài viết trên Tuvionline.vn đã cung cấp các thông tin về phong tục là gì? Phong tục có vai trò gì?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích vơi các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – Tổng hợp
Tham khảo ( luatminhkhue.vn, luathoangphi.vn, … )